Hiện không có khái niệm chính xác giải thích Văn Hóa Là Gì. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến giải thích như sau:
Theo UNESCO:
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Theo Wikipedia:
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản năm 1998:
Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Như vậy, có thể thấy, văn hóa được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước. Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân.
Văn hóa là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố hữu hình và vô hình.
Văn hóa dân tộc Việt Nam rất đa dạng và phong phú, được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử.
3 khái niệm liên quan đến văn hóa:
Bên cạnh khái niệm văn hóa là gì thì có nhiều loại khái niệm khác liên quan như sau:
Văn hóa Việt Nam là gì?
Từ khái niệm văn hóa là gì có thể hiểu, văn hóa Việt Nam là văn hóa của riêng Việt Nam, trong đó bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống… theo bề dày lịch sử dân tộc của Việt Nam.
Văn hóa xã hội là gì?
Đây là một bộ phận của văn hóa nhưng thay vì bao gồm các lĩnh vực, khía cạnh mang tính toàn diện, tổng thể thì văn hóa xã hội chỉ là văn hóa thuộc lĩnh vực xã hội và tại Việt Nam là văn hóa xã hội chủ nghĩa được hình thành, phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Văn hóa có tính kế thừa và phát triển, luôn biến đổi theo thời gian và không gian.
Di sản văn hóa là một phần quan trọng của văn hóa, bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp được xem như đời sống tinh thần của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có xây dựng nền văn hóa khác nhau, dựa vào định hướng, chiến lược của công ty, những giá trị mà công ty đó mang lại.
Đặc điểm của văn hóa là gì?
Căn cứ khái niệm văn hóa là gì, ta có thể thấy, văn hóa bao gồm các đặc điểm sau đây:
- Tính lịch sử: Văn hóa được hình thành theo chiều dài lịch sử của nhân loại, phản ánh quá trình sáng tạo của con người trong một khoảng thời gian dài thậm chí gắn với bề dày lịch sử của một dân tộc.
- Tính hệ thống: Tương tự như tính lịch sử, văn hóa cũng được đúc kết theo chuỗi các sự kiện, kết nối trong suốt chiều dài lịch sử gắn với quá trình phát triển của dân tộc, quốc gia.
- Tính giá trị: Bất cứ một khía cạnh nào của văn hóa cũng mang đến một giá trị nào đó. Có thể có tính tức thời hoặc có thể mang tính lâu dài. Tuy nhiên, nhìn chung, văn hóa mang đến ý nghĩa tốt đẹp, thậm chí nhiều trường hợp còn trở thành thước đo chuẩn mực của con người và xã hội.
Di sản có phải văn hóa không? Gồm những loại nào?
Văn hóa là khái niệm bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần của con người theo chiều dài lịch sử và phát triển của dân tộc, quốc gia. Theo đó, căn cứ Điều 1 Luật Di sản văn hóa, di sản văn hóa được định nghĩa:
Bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Qua đó, có thể thấy, di sản văn hóa cũng là một phần của văn hóa và bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
7 nhóm vi phạm thường gặp trong lĩnh vực văn hóa
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa là gì và mức phạt như thế nào được quy định cụ thể tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Các hành vi vi phạm bao gồm: viết, vẽ bậy lên di tích; tuyên truyền sai lệch về di tích; không đăng ký bảo vật quốc gia; làm bản sao cổ vật trái phép; khai quật khảo cổ trái phép; lấn chiếm đất di tích; mua bán di vật trái phép. Mức phạt dao động từ 1 triệu đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.