Turbo là gì?

Tháng 2 28, 2025

Turbo, hay còn được gọi là bộ tăng áp động cơ (Turbocharger), là một thiết bị thường được gắn vào hệ thống xả của động cơ. Chức năng chính của Turbo là bơm và nén khí vào động cơ. Bằng cách tận dụng luồng khí thải từ động cơ, Turbo giúp tăng áp suất và lượng không khí vào buồng đốt, từ đó tăng công suất và hiệu quả của động cơ.

Nguyên lý hoạt động của Turbo là gì?

Bộ tăng áp turbo gồm hai phần chính: tuabin và máy nén khí. Tuabin được kết nối với hệ thống xả của động cơ và quay nhờ luồng khí thải từ động cơ. Máy nén khí được kết nối với ống hút không khí của động cơ và quay trên cùng trục với tuabin.

Khi tuabin quay, nó sẽ kích hoạt máy nén khí quay theo và hút không khí từ bên ngoài vào ống hút. Không khí sau khi qua máy nén sẽ được nén lại, tăng áp suất, rồi được dẫn vào buồng đốt của động cơ. Nhờ có lượng không khí nhiều hơn, quá trình đốt cháy trong buồng đốt sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, giúp tăng công suất và hiệu quả của động cơ.

Ưu điểm của động cơ Turbo

Động cơ turbo có nhiều ưu điểm so với động cơ thông thường:

Tăng công suất

Đây là ưu điểm lớn nhất của động cơ turbo. Turbo giúp xe chạy với công suất lớn hơn mà không cần tăng số lượng và dung tích xi lanh. Động cơ turbo có thể tăng công suất từ 20% đến 40% so với động cơ không có turbo.

Tiết kiệm nhiên liệu

Động cơ turbo giúp tận dụng tối đa lượng nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt, giảm lượng nhiên liệu thải ra ngoài. Điều này giúp giảm mức tiêu hao nhiên liệu và chi phí vận hành cho xe. Động cơ turbo có thể tiết kiệm nhiên liệu từ 10% đến 15% so với động cơ không có turbo.

Giảm khí thải

Động cơ turbo giúp giảm lượng khí thải ra môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và hạn chế biến đổi khí hậu. Động cơ turbo tăng hiệu quả đốt cháy, giảm lượng khí thải chưa hoàn toàn và các chất gây ô nhiễm như CO, HC, NOx. Động cơ turbo có thể giảm khí thải từ 15% đến 25% so với động cơ không có turbo.

Lưu ý khi sử dụng ô tô có Turbo tăng áp

Nổ máy một thời gian ngắn trước khi di chuyển

Nổ máy khoảng 3-5 phút trước khi vận hành giúp đảm bảo nước làm mát và dầu bôi trơn trên hệ thống tăng áp được bơm lên đủ, đạt tiêu chuẩn để vận hành. Điều này rất quan trọng, nhất là với dòng xe sử dụng bộ tăng áp kích thước nhỏ nhưng tốc độ quay cao.

Không tắt động cơ ngay lập tức

Khi động cơ tăng áp hoạt động, nhiệt độ sinh ra rất lớn. Nhiệt độ này được hấp thụ vào động cơ và dầu động cơ. Khi tắt đột ngột động cơ, dòng dầu động cơ ngừng lưu chuyển, dầu chỉ tiếp xúc cục bộ với những phần động cơ đang rất nóng. Tình trạng này khiến chất lượng và các phụ gia bôi trơn bị phân hủy nhanh hơn, dẫn đến chất lượng dầu động cơ giảm và không còn đảm bảo công việc bôi trơn trong môi trường khắc nghiệt của động cơ tăng áp, dẫn tới hư hỏng động cơ.

Giải pháp là giảm nhịp độ và tốc độ xe vài cây số trước khi về nhà hoặc đến nơi, sau đó để xe tiếp tục nổ máy ở chế độ ga nhỏ nhất để nhiệt độ động cơ và dầu giảm đều trong 2-3 phút trước khi tắt máy.

TATA superACE – Xe máy dầu động cơ Turbo duy nhất trong phân khúc

TATA superACE là chiếc xe tải nhỏ sở hữu máy Turbo với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Tiết kiệm nhiên liệu: Động cơ dầu Turbo 1.4L, cho mức tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng, chỉ 6 lít/100km.
  • Vận hành mạnh mẽ tối ưu: Ở vòng tua trung bình 2000v/p (tương đương tốc độ khoảng 70km/h), TATA superACE có công suất và mô-men xoắn lớn nhất trong phân khúc xe tải nhỏ.
  • Tải trọng cao: TATA superACE cho tải trọng lên đến 1.2 tấn, cao hơn hẳn các xe cùng phân khúc (~ 1 tấn).

Leave A Comment

Create your account